Huawei là một trong những tập đoàn phát triển vô cùng mạnh mẽ vào những năm gần đây, và từng có thời gian Huawei còn bị xem là đối thủ duy nhất có thể cạnh tranh với dòng điện thoại Iphone của Apple. Song sự thành công quá nhanh cũng khiến Huawei vướng phải nhiều rắc rối, họ thường xuyên bị vướng vào các tin đồn liên quan đến an ninh mạng. Viễn thông Mỹ cho rằng các thiết bị của Huawei không đảm bảo tính an ninh, rất có thể Huawei đã cài hệ thống gián điệp mạng, điều này là mối đe dọa lớn tới an ninh Mỹ. Tuy mới chỉ là lời nói từ một phía, nhưng viễn thông Mỹ đã bắt đầu có động thái loại bỏ các thiết bị của Huawei khỏi thị trường Mỹ
Tập đoàn Huawei
Huawei là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông. Tập đoàn có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.
Tập đoàn Huawei có nhiều thành công về thương mại. Tuy nhiên họ thường xuyên bị chỉ trích về những vấn đề an ninh mạng, đặc biệt từ chính quyền Hoa Kỳ. Họ cho rằng công ty này là backdoor cho hệ thống gián điệp từ chính phủ Trung Quốc. Đặc biệt, Washington đã có những động thái cấm các hoạt động của Huawei. Các nhà mạng ZTE và các đối tác khác cũng bị cấm tại lãnh thổ nước này
Cuối năm 2018, Huawei bị cấm mọi hoạt động thương mại trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tới ngày 19 tháng 5 năm 2019, Google – nhà cung cấp hệ điều hành Android cho các sản phẩm Huawei. Họ cũng tuyên bố ngừng cung cấp cập nhật và phần mềm cho hãng này. Một số lượng lớn các nhà cung cấp và hiệp hội cũng đã cắt đứt quan hệ hoặc hạn chế kinh doanh với Huawei.
Thiết bị của Huawei bị xem là mối đe dọa của an ninh Mỹ
Phần cứng của Huawei và ZTE được các công ty viễn thông Mỹ sử dụng trên khắp đất nước. Nhưng trong những tháng sắp tới, điều này sẽ thay đổi. Gần đây, Ủy ban Truyền thông Liên bang mỹ (FCC) chính thức khởi động chương trình bồi hoàn cho việc thay thế thiết bị từ hai công ty Trung Quốc. Nó bị xem là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ.
Theo Bloomberg, các công ty viễn thông bắt đầu tính toán chi phí để loại bỏ thiết bị của Trung Quốc. John Nettles – chủ tịch của Pine Belt Communications cho biết các công ty buộc phải hoàn thành việc này trong vòng 1 năm sau khi nhận được khoản bồi hoàn đầu tiên.
Nếu không có các khoản tiền trợ cấp, những công ty viễn thông cỡ nhỏ ở nông thôn, phục vụ dưới 10 triệu khách hàng, sẽ không đủ khả năng tuân thủ lệnh của chính phủ. Nhưng nhờ khoản tiền này, họ sẽ thuê nhân lực. Như vậy họ có đủ thiết bị thay thế để hoàn thành nhiệm vụ mà FCC đặt ra trước thời hạn. Nettles ước tính cần một nhóm 4 người làm việc theo tuần. Họ sẽ đại tu từng tòa trong số 67 tháp viễn thông của công ty.
Mỹ loại bỏ thiết bị của Huawei
Việc loại bỏ thiết bị của Huawei và ZTE cũng không hề đơn giản. John Nettles cho biết sẽ có những chiếc máy nghiền quy mô công nghiệp. Chúng chịu trách nhiệm tiêu hủy những thiết bị này. Sau đó họ còn phải đợi thiết bị thay thế từ Ericsson hay Nokia Oyj. Họ không thể cắt quyền truy cập website và mạng di động của khách hàng Mỹ ngay lập tức.
Do tình trạng thiếu chất bán dẫn làm gián đoạn chuỗi cung ứng, Nettles lo rằng công ty mình và các nhà mạng nông thôn Mỹ sẽ không thể loại bỏ và thay thế thiết bị một cách trơn tru, trong phạm vi ngân sách dự kiến, FCC cho các nhà mạng có thời gian đến giữa tháng 1 để nộp đơn yêu cầu bồi hoàn và dự kiến hoàn thành việc phân bổ các khoản tiền trong mùa xuân năm sau. Nhưng nếu các nhà mạng viễn thông không nhận đủ trợ cấp, họ sẽ lâm vào tình thế khó khăn.
Nettles ước tính việc thay thế thiết bị sẽ tốn khoảng 25 triệu USD. Nếu Pine Belt Communications nhận được số tiền ít hơn. Ông có thể sẽ phải đóng 1/5 mạng lưới viễn thông của mình. Thậm chí có thể ông phải tìm nguồn tài trợ ở nơi khác.