Thời điểm hiện tại, dù nước ta vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh lây lan. Thế nhưng tại một số địa phương, cơ bản đã có thể kiểm soát và tiêm đủ lượng vắc-xin cần thiết cho toàn khu vực. Đặc biệt là những khu vực trọng yếu về du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng… Mới đây, thí điểm đón khách du lịch tại 5 tỉnh thành đảm bảo an toàn chống dịch đã được thông qua. Qua đó, các tỉnh này có thể đón khách nước ngoài. Đây là một bước ngoặt lớn của nền công nghiệp du lịch của Việt Nam trong một năm đầy khó khăn do dịch Covid-19 như hiện tại để có thể chuyển mình trở lại với ngành công nghiệp công nghiệp không khói này.
Thí điểm đón khách du lịch được thông qua
Ngày 2/11, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp đã ký văn bản số 8044 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đối với đề xuất của Bộ VH-TT&DL về Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như đề xuất của Bộ VH-TT&DL.
Những tỉnh thành được phép đón khách du lịch
Phó Thủ tướng Thường trực giao các Bộ: Bộ VH-TT-DL, Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ninh. Và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Chủ động, triển khai thực hiện, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Theo tờ trình số 272 của Bộ VH-TT-DL, du khách tới Việt Nam không phải cách ly. Được tham gia các hoạt động tour ngay. Và có thể kéo dài hành trình sang địa phương khác với điều kiện tour trọn gói, khép kín.
Điều kiện là du khách phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin ngừa Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận. Thời gian tiêm đủ mũi ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến lúc nhập cảnh. Hoặc có chứng nhận đã khỏi Covid-19 với thời gian từ lúc xuất viện không quá 12 tháng tính đến lúc nhập cảnh.
Những giai đoạn đón khách du lịch
Theo Tờ trình Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của Bộ VH-TT&DL. Lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021), thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói. Thông qua các chuyến bay charter và thương mại tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh.
Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022), mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế tại các điểm đến. Khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm đến. Sau khi đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày. Và có thể bổ sung thêm một số địa phương khác.
Giai đoạn 3: Mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Thời điểm căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế và đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong 2 giai đoạn đầu.
Khách du lịch cần đáp ứng đủ yêu cầu về phòng chống dịch
Theo đề xuất, khách du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam cư trú tại nước ngoài. Đến từ các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng của Việt Nam. Khách cần có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp PCR; có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19. Có thể với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD; tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.
Tại Việt Nam, cùng với Phú Quốc (Kiên Giang) đã hoàn thành việc tiêm vắc xin mũi một cho 100% dân cư và người lao động trên 18 tuổi, một số địa phương trọng điểm du lịch khác như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh cũng đạt tỷ lệ tiêm chủng cao cho cộng đồng. Đã chủ động chuẩn bị các điều kiện nên đề xuất được đón khách du lịch quốc tế.
Hiện Bộ Ngoại giao đang tạm thời công nhận “hộ chiếu vắc xin” của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ và đang trao đổi với gần 80 đối tác khác về công nhận lẫn nhau đối với “hộ chiếu vắc xin”.
Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam mở lại hoạt động du lịch quốc tế. Góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế liên quan cùng phát triển.