Trong 10 tháng đầu năm 2021, một số lĩnh vực của ngành công nghiệp hầu hết đều sụt giảm mạnh, tuy nhiên vẫn có 1 lĩnh vực có dấu hiệu tích cực, có tăng nhẹ đó chính là sản xuất công nghiệp. Từ tháng 11/2021, tình hình dịch bệnh có tín hiệu khả quan và đa phần đã được kiểm soát. Đồng thời, nhà nước cũng đưa ra các biện pháp để khôi phục nền kinh tế cũng được triển khai. Chính vì vậy, lĩnh vực sản xuất công nghiệp được chuyên gia dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong 2 tháng cuối năm nay.
Tình hình ngành công nghiệp trong năm 2021
Theo Bộ Công Thương, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, sản xuất công nghiệp 2 tháng cuối năm có thể tăng trưởng. Tuy nhiên, chỉ số IIP năm nay thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 tăng (9,5%).
Đáng quan ngại, sau 10 tháng năm 2021, có nhiều lĩnh vực công nghiệp đầu tàu kinh tế sụt giảm mạnh. Như công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 11,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 8,8%,…
Bù lại, một số ngành như sản xuất kim loại tăng mạnh; tới 25,1%, sản xuất xe có động cơ tăng 12,5%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10,5%. Nguyên nhân được lý giải là do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid kéo dài. Tuy nhiên, kể từ sau Nghị định 128 được ban hành, chỉ số IIP đã có nhiều khởi sắc.
Chỉ số IIP tháng 10 tăng 6,9% so với tháng 9. Trong đó, khai khoáng ghi nhận tăng 9%, chế biến; chế tạo tăng 6,7%, sản xuất; và phân phối điện tăng 7,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,7%.
Nhà nước hỗ trợ các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp
Bộ Công Thương nhìn nhận, từ tháng 11, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất được địa phương triển khai đồng bộ. Thì sản xuất công nghiệp trong 2 tháng cuối năm sẽ có sự tăng trưởng rõ ràng hơn.
Một mặt thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển thị trường trong; tăng cường thương mại điện tử; kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ. Mặt khác, thúc đẩy xuất khẩu các ngành hàng chủ lực; liên kết doanh nghiệp trong nước và các chuỗi sản xuất toàn cầu thông qua tận dụng các cơ hội thị trường xuất khẩu do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại.
Trong dài hạn, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp. Đặc biệt là các ngành công nghiệp nền tảng; các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, ô tô, dệt may, da – giày, điện – điện tử, chế biến thực phẩm…
Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thông qua các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, nguồn nhân lực, khoa học và côn nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường; cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật.
“Hơn lúc nào hết, cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài các dự án công nghiệp quy mô lớn, có gắn với chuyển giao và làm chủ công nghệ, tận dụng đối đa dòng vốn dịch chuyển trong thời gian tới”. Bộ Công Thương nhấn mạnh.