Trước đó, cuối tháng 10/2021, HoSE đã ra quyết định chuyển cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines từ trạng thái cảnh báo sớm sang trạng thái kiểm soát kể từ ngày 3/11. Nguyên nhân là do Vietnam Airlines lỗ ròng 845,8 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời tính đến cuối tháng 6, hãng này đã lỗ lũy kế 17.808 tỷ đồng. Thậm chí là vượt số vốn thực đầu tư vào các chuyến bay. Mặc dù giá cổ phiếu HVN hiện đang có xu hướng tăng mạnh do có thông tin hãng bay sẽ được hoạt động trở lại. Ghi nhận mức giá rơi vào khoảng 25.000 đồng/ cổ phiếu.
Cổ phiếu HVN sẽ bị hạn chế thời gian giao dịch
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines từ diện cảnh báo sang kiểm soát. Trên thị trường, trong phiên giao dịch sáng hôm nay, thị giá cổ phiếu HVN giảm. Hiện ở mức 25.100 đồng/đơn vị, với khối lượng giao dịch khoảng hơn 1,2 triệu đơn vị.
Theo thông báo của HoSE, cổ phiếu HVN sẽ bị chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 3/11. Lý do là lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay của cổ đông công ty mẹ Vietnam Airlines âm 8.458 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6 âm 17.808 – vượt quá vốn điều lệ thực góp căn cứ báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2021.
Từ ngày 3/11, cổ phiếu HVN sẽ bị hạn chế thời gian giao dịch, chỉ được giao dịch trong phiên chiều. Căn cứ giải trình của công ty. HoSE sẽ thông báo việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát. Trước đó từ giữa tháng 4, cổ phiếu Vietnam Airlines đã bị đưa vào diện cảnh báo.
Trong giải trình gửi tới HOSE, Vietnam Airlines cho biết tổng công ty đã hoàn huy động thêm 7.961 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nhằm kịp thời bổ sung dòng tiền, cải thiện tình hình tài chính. Căn cứ giải trình của công ty, Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh sẽ thông báo về việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát.
Vietnam Airlines phát hành 800 triệu cổ phiếu
Tại báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm của hãng bay này. Deloitte Việt Nam nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines. Vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ và được gia hạn các khoản vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng; các khoản phải trả cho nhà cung cấp, cho thuê; cũng như diễn biến dịch Covid-19.
Tính đến giữa năm nay, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 34.664 tỷ đồng. Các khoản phải trả quá hạn 14.805 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm gần 2.800 tỷ đồng.
Hồi cuối tháng 9, Vietnam Airlines thông báo phát hành thành công gần 800 triệu cổ phiếu. Nhằm bổ sung tăng vốn điều lệ gần 8.000 tỷ đồng. Trong giải trình gửi HoSE, Vietnam Airlines đang đàm phán quyết liệt với nhà cung cấp. Đặc biệt là các chủ sở hữu tàu bay, các cơ sở bảo dưỡng ở nước ngoài. Nhằm trao đổi giảm giá, giãn hoãn thanh toán. Mục đích để giúp hãng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Vietnam Airlines tin tưởng thị trường sẽ sớm phục hồi. Từ đó giúp các hãng từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi các địa phương dần kiểm soát tốt dịch bệnh. Các chuyến bay nội địa bắt đầu được nối lại.