Chỉ số PMI dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực kinh tế. Thông qua chỉ số này cho chúng ta thấy lĩnh vực sản xuất đang có dấu hiệu chuyển biến tốt. Sau một thời gian bị kìm hãm thì sự mở của trở lại của nền kinh tế khiến cho các công ty bắt đầu hoạt động trở lại. Có dấu hiện tăng trưởng, tuy nhiên quá tình hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một trong số đó chính là giá cả đầu vào biến động liên tục. Điều này cũng khiến cho các nhà đầu tư khó mà đoán được tình hình thị trường.
Đánh giá sức khỏe kinh tế thông qua chỉ số PMI
PMI là chỉ số đo sức khỏe lĩnh vực sản xuất. PMI tháng 10 lần đầu vượt ngưỡng 50 điểm, sau bốn tháng giảm liên tiếp. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Manufacturing Purchasing Managers Index (PMI). Chỉ số này được thực hiện bằng cách khảo sát lãnh đạo các công ty tư nhân ngành sản xuất, dịch vụ. Qua đó, đánh giá sức khỏe chung của cả nền kinh tế.
Tháng 10, PMI Việt Nam đạt 52,1 điểm, tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm. Đây là ngưỡng xác nhận sự mở rộng hay thu hẹp của lĩnh vực sản xuất. “Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện trong lĩnh vực sản xuất. Từ đó, chúng ta có thể kết thúc thời kỳ giảm kéo dài bốn tháng”, IHS Markit, đơn vị khảo sát PMI, đánh giá.
Nới lỏng các hạn chế sau dịch giúp thúc đẩy kinh tế
Việc nới lỏng các hạn chế đã giúp một số công ty tái khởi động sản xuất trong tháng 10. Trong khi những công ty khác tăng sản lượng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Kết quả là sản lượng được ghi nhận tăng lần đầu tiên trong năm tháng. Số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng mạnh trở lại khi các nhà sản xuất và khách hàng của họ đều khôi phục hoạt động.
Sự cải thiện của tình hình đại dịch cũng cho phép các công ty hưởng lợi từ tình trạng nhu cầu tăng trên thị trường quốc tế, từ đó số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu kể từ tháng 5. Niềm tin kinh doanh đã cải thiện đáng kể trong tháng 10. Làn sóng Covid-19 thứ tư đã có dấu hiệu dịu lại khiến tình hình kinh doanh ổn định hơn.
Vẫn còn tồn tại khó khăn kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, theo Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit đã công nhận những khó khăn tồn đọng. Vẫn có những vấn đề còn tồn tại do đợt bùng phát gần đây của đại dịch. Chúng có thể kìm hãm tăng trưởng trong thời gian tới. “Những khó khăn với hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng vẫn chưa kết thúc. Một số công ty vẫn đợi công nhân trở lại từ quê nhà. Hy vọng những khó khăn này sẽ giảm bớt khi lĩnh vực sản xuất tiếp tục bình thường trở lại trong những tháng tới”, Harker nhận xét.
Việc làm tiếp tục giảm đáng kể trong tháng 10 khi một số công ty cho biết một số nhân viên của họ đã trở về quê nhà vẫn chưa quay trở lại làm việc. Tình trạng khan hiếm lao động đã góp phần làm lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng, và số lượng đơn đặt hàng mới tăng cũng tạo thêm áp lực cho công suất. Dù vậy, tốc độ tăng đã chậm lại so với mức kỷ lục của tháng 9.
Các nhà sản xuất tăng giá bán với tốc độ đáng kể
Chi phí đầu vào cũng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4/2011. Đây là một trong những mức tăng mạnh nhất trong lịch sử khảo sát. Để đối phó với điều này, các nhà sản xuất tăng giá bán hàng với tốc độ đáng kể. Đợt tăng này có mức tăng nhanh nhất trong năm tháng.
Những nỗ lực hạn chế ảnh hưởng của tình trạng tăng giá có thể xảy ra trong tương lai. Điều này khuyến khích các công ty tăng tồn kho hàng hóa đầu vào tháng thứ ba liên tiếp. Vấn đề này đã được hỗ trợ thêm bởi hoạt động mua hàng tăng mạnh trở lại. Tốc độ tăng đạt kỷ lục so với những tháng gần đây.