Một nhà đầu từ chuyên nghiệp và nổi tiếng bậc nhất của thị trường chứng khoán phố Wall là Carl Icahn vừa qua đã có những chia sẻ về những thách thức lớn trong dài hạn đến từ các chính sách bơm tiền hiện tại và tình trạng lạm phát đang ngày càng tăng. Theo đó nếu không có biện pháp, chứng khoán Mỹ sẽ phải trả giá và lâm vào khủng hoảng. Nhà đầu tư kỵ cựu không đề cập tới việc xác định thời điểm thị trường, nhưng ông tin nó sẽ xảy ra vào một ngày nào đó nếu tình hình hiện tại không thay đổi.
Carl Icahn nói về chính sách bơm tiền hiện tại
“Carl Icahn là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nổi tiếng bậc nhất thị trường chứng khoán phố Wall. Ông nổi danh và giàu có bắt đầu từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Ông còn tự nhận mình là một chuyên gia “đào mỏ” ở phố Wall để làm giàu. TTCK và các phương tiện truyền thông về chứng khoán ở nước Mỹ chắc có lẽ sẽ có phần nhàm chán đáng kể. Nếu không có những nhà đầu tư hay “quậy” nổi đình nổi đám như Carl Icahn.” – Trích từ bình luận trên trang BusinessWeek.
Vào giữa tháng 10 vừa qua, nhà đầu tư kỳ cựu này cho biết chứng khoán Mỹ có thể va phải thách thức lớn trong dài hạn. Khi đối mặt với tình trạng cung tiền quá mức và lạm phát ngày càng tăng. Cụ thể “Trong dài hạn, thị trường chắc chắn sẽ va phải tường”, ông Icahn cho biết trên chương trình “Fast Money Halftime Report” của CNBC. “Tôi thực sự nghĩ rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng vì cách chúng ta bơm tiền. Cách chúng ta thúc đẩy lạm phát. Hãy nhìn xung quanh đi, bạn sẽ thấy lạm phát ở mọi nơi và tôi cũng không biết làm thế nào để đối phó với điều này trong dài hạn”.
Gói kích thích của Fed và Quốc hội Mỹ
Fed và Quốc hội Mỹ đã tung ra gói kích thích hàng ngàn tỷ USD. Để vực dậy nền kinh tế từ đại dịch Covid-19. Bảng cân đối kế toán của Fed “phình to” lên hơn 3 ngàn tỷ USD. Giữa lúc thực hiện chương trình nới lỏng định lượng. Trong khi đó, Chính phủ Mỹ đã chi hơn 5 ngàn tỷ USD. Để hỗ trợ người dân vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19.
Nhà đầu tư kỳ cựu này kiên quyết không đề cập tới việc xác định thời điểm thị trường. Nhưng ông tin một ngày nào đó trong dài hạn. Thị trường sẽ phải trả giá đắt. Vì các chính sách này. Với trợ lực từ các chương trình kích thích chưa từng có tiền lệ trong năm 2020-2021. S&P 500 không những lấy lại những gì đã mất. Mà còn lập kỷ lục mới. Chỉ số này đã tăng hơn 19% từ đầu năm 2021 và chỉ thấp hơn mức kỷ lục khoảng 1.4%.
Nguồn cung tiền khổng lồ đã góp phần thúc đẩy áp lực giá hàng hóa trong nền kinh tế. Lạm phát tháng 8 ở mức cao nhất trong 13 năm giữa lúc chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu tăng đột ngột. Tháng 8/2021, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi – vốn loại trừ giá thực phẩm, năng lượng và là chỉ số lạm phát ưa thích của Fed – tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 3.6% so với cùng kỳ. Như vậy để không bỏ lỡ những tin tức hữu ích khác. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Onairx.com.