Từ cuối tháng 4, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp hơn đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các hoạt động đời sống xã hội và kinh tế của nước ta. Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi đang dần được kiểm soát và sẵn sàng trở lại lao động, sản xuất theo “bình thường mới” thì các doanh nghiệp lại phải giải bài toán về lao động. Mặc dù đã đưa ra nhiều ưu đãi cho người lao động tuy nhiên tình hình lao động ở các khu công nghiệp được đánh giá không mấy khả quan.
Doanh nghiệp áp dụng nhiều ưu đãi cho người lao động
Tình trạng thiếu lao động hiện nay là do một lượng lớn lao động đã về quê sau nhiều tháng nghỉ làm và chưa có ý định quay lại trước Tết Nguyên đán. Thậm chí một số vị trí việc làm được trả lương khá cao; nhưng cung không đủ cầu.
Thời gian này, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút lao động như: trả lương cao hơn, hỗ trợ tiền nhà, không cần thử việc…. Thậm chí nếu công nhân giới thiệu người quen vào làm việc sẽ doanh nghiệp trả tiền môi giới.
“Em biết công ty tuyển nhân viên, em có đến đây phỏng vấn và đi làm luôn. Sau khi vào làm việc, em được nhận lương chính thức, không hưởng lương thử việc”, chị Lê Thị Hòa, quê Thanh Hóa, cho biết.
Ưu đãi là vậy, nhưng để tuyển đủ 500 – 700 lao động từ giờ đến cuối năm với Công ty Điện tử Foster vẫn rất khó khăn khi các nhà máy xung quanh đều trưng biển tuyển dụng.
Tình trạng thiếu hụt lao động ở các khu công nghiệp
Theo khảo sát sơ bộ của Bộ LĐTBXH, trong khoảng từ tháng 7 đến đầu tháng 10, có khoảng 324.000 người trở về từ Hà Nội; 292.000 người về từ Thành phố Hồ Chí Minh; và 450.000 người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam. Các tỉnh có nhiều lao động trở về là: An Giang (40.000 người); Sóc Trăng (33.000 người); Kiên Giang (32.000 người); Cà Mau (gần 21.000 người); Hậu Giang (9.211 người);…
Tại Bắc Ninh, trong 2 tháng qua, các nhà máy đã tuyển thêm 12.000 lao động. Và dự kiến từ giờ tới cuối năm cần thêm hàng chục nghìn lao động. Trong đó có một lượng lớn là lao động kỹ thuật chuyên ngành tự động hóa.
Chỉ tính riêng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, từ nay đến đầu năm 2022, đã cần hàng chục nghìn lao động kỹ thuật. Nếu các nhà máy đang chuẩn bị xây dựng hoàn thành thì nhu cầu về lao động có tay nghề sẽ là 30.000 người. Con số này là thách thức lớn khi sinh viên các trường nghề đang bị chậm ra trường. Bởi vì do ảnh hưởng của lần bùng phát dịch vừa qua.
Những chia sẻ của các doanh nghiệp
“Tăng ca nhiều hơn, cần số lượng công nhân lao động. Nên công ty sẽ đăng thông tin tuyển dụng với nhiều hình thức như đăng trên Facebook; dán bảng tin; thông báo tại khu công nghiệp. Công nhân đang làm việc tại công ty có thể giới thiệu người thân và sẽ có một mức thưởng dành cho các bạn công nhân viên đang làm việc”. Chị Nguyễn Thị Phương Anh, người tuyển dụng, Công ty Điện tử Foster, cho hay.
“Khi vào làm việc, người lao động phải có sẵn tay nghề. Phía công ty sẽ có chương trình hướng dẫn và đào tạo cho người lao động. Vì vậy, để tìm được ứng viên đáp ứng được yêu cầu cơ bản ban đầu của doanh nghiệp là khó khăn”. Ông Lã Văn Thành, Giám đốc hành chính Công ty Điện tử Foster, nói.
Mức lương trên 12 triệu đồng/tháng là khá cao cho lao động có tay nghề. Nhưng do cung không đủ cầu nên các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu vì bài toán tuyển dụng.
“Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp từ nay đến quý 4 tiếp tục tăng. Chúng tôi đã gửi văn bản đến những địa phương ở các tỉnh phía Bắc; phối hợp với các trường nghề cũng như trường đại học để có thể đón sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trở lại Bắc Ninh làm việc”, ông Lâm Thanh Sơn, Trưởng Phòng Quản lý lao động, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, chia sẻ.