Theo số liệu từ bảng báo cáo tài chính quý III/2021 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã công bố vào đầu tháng 11 vừa qua. Mặc dù môi trường kinh doanh không được thuận lợi như dự tính, BIDV có nợ xấu nhưng hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm tiếp tục duy trì ổn định và an toàn. Cùng với đó mức tăng trưởng khá cao, chất lượng tín dụng được kiểm soát trong tầm tay. Đồng thời các chỉ tiêu vẫn đạt kết quả tích cực so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận quý 3 giảm nhưng cả 9 tháng vẫn tăng
Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – BIDV (mã BID ) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2021. Theo đó, mảng tín dụng mang về khoản lãi 12.204 tỷ đồng trong riêng quý 3. Đã tăng 33,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, mảng này ghi nhận lợi nhuận 35.964 tỷ đồng. Tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động dịch vụ mang về cho BIDV khoản lợi nhuận 1.594 tỷ đồng, tăng 16,6% so với quý 3/2020. Lũy kế 9 tháng đạt 4.770 tỷ đồng, tăng trưởng 30,1%. Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận lợi nhuận 457 tỷ đồng trong quý 3, tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ. Nâng lợi nhuận lũy kế 9 tháng mảng này ở mức 1.242 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%.
Mảng chứng khoáng có dấu hiệu tụt dốc
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý 3 bất ngờ đi xuống khi lỗ hơn 2 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước mảng này vẫn lãi 58 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, mảng này lãi 570 tỷ đồng, tăng trưởng 19%. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng tiếp tục có dấu hiệu đi xuống khi chỉ lãi 152 tỷ đồng. Giảm tới 55,4% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, mảng này báo lỗ 342 tỷ đồng, so với mức lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020.
Lãi từ hoạt động khác trong quý 3 giảm giảm 20,7%, xuống còn 794 tỷ đồng. Lợi nhuận 9 tháng ở mức 4.786 tỷ đồng, tăng 70,1% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập hoạt động trong quý 3 tháng của BIDV ở mức 15.247 tỷ đồng. Tăng trưởng 23% so với cùng kỳ trong khi tổng chi phí hoạt động tăng 29%. Khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn tăng 20,3% so với cùng kỳ, đạt 10.176 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng tiếp tục tăng trưởng mạnh
Dù vậy, chi phí dự phòng tiếp tục tăng mạnh tới 30,3%. Khiến cho lợi nhuận quý 3 giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ, còn 2.674 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng 52%, ở mức 10.733 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 82,6% kế hoạch lợi nhuận cho năm nay (13.000 tỷ đồng).
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của BIDV tăng 11,2% lên hơn 1,68 triệu tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng tăng 9,4%, lên gần 1,33 triệu tỷ đồng. Huy động tiền gửi tăng 6,8%, đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của ngân hàng vẫn ở mức cao với 100%. Trong khi vốn chủ sở hữu của BIDV đã tăng 8% sau 9 tháng, lên 86.018 tỷ đồng. Chủ yếu nhờ quỹ và khoản lợi nhuận để lại thì vốn điều lệ của ngân hàng vẫn ở mức 40.220 tỷ đồng.
Khoảng nợ xấu giảm nhẹ so vói đầu năm
Về chất lượng cho vay, tính đến cuối tháng 9/2021, BIDV đang có tổng cộng 21.433 tỷ đồng nợ xấu. Gần như không đổi so với đầu năm. Do tăng trưởng tín dụng ở mức khá tốt nên đến cuối tháng 9, tỷ lệ nợ xấu/cho vay giảm xuống còn 1,61%, so với mức 1,76% hồi đầu năm.
Kết quả kinh doanh quý 3 của ngân hàng có phần chững lại đã nằm trong dự báo của thị trường. Bởi lẽ, ngành ngân hàng liên quan rất mật thiết với nền kinh tế. Trong khi quý 3/2021 là thời điểm các hoạt động kinh doanh đồng loạt bị chững lại do giãn cách xã hội. Nhiều ngân hàng thương mại buộc phải tạm dừng hoạt động tại các tỉnh thành phố lớn phía Nam.
Trong cùng một khoảng thời gian quý 3, ngân hàng vừa khó đẩy nhanh tốc độ cho vay, vừa phải cắt giảm lãi suất hỗ trợ người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nên mảng kinh doanh chủ chốt có dấu hiệu bị co hẹp lại nhất định. Bởi vậy, tăng trưởng lợi nhuận chậm nhịp là điều dễ hiểu.
Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn, nếu bạn muốn tham khảo và tìm kiếm thông tin về tài chính thì có thể xem tại đây nhé!