Theo thông báo từ Hiệp hội nhà băng Việt Nam, thông tư 14/2021/TT-NHNN, các doanh nghiệp và tổ chức tài chính đã nỗ lực trong việc tái cơ cấu nợ và thời gian trả nợ”. Đồng thời miễn giảm chi phí, lãi suất cho vay để có thể hỗ trợ người vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Trong đó, Công ty tài chính lớn nhất hiện nay – Fe Credit đã có tới 400 nghìn khoản vay. Giá trị ước tính lên đến 2 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, các CTTC còn thực hiện một số biện pháp khác để có thể vượt qua khó khăn! Hãy tiếp tục tìm hiểu trong bài viết cùng chúng tôi nhé!
Các công ty tài chính đang tìm mọi cách tái cơ cấu, củng cố năng lực của mình. Và lựa chọn của họ đều hướng tới những thương vụ bán vốn cho tập đoàn tài chính nước ngoài lớn… Dịch Covid-19 và nhiều rào cản quy định hiện hành khiến hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính sụt giảm. Tuy nhiên điều này không làm giảm bớt sức hút đối với dòng vốn ngoại. Bởi tín dụng tiêu dùng đang chờ điểm bùng nổ mới. Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây để nắm bắt rõ thông tin hơn nhé!
Công ty tài chính tiêu dùng gặp khó khăn
Số liệu từ Tổng cục Thống kế cho biết, 9 tháng đầu năm 2021, số người đang trong độ tuổi lao động nhưng thiếu việc làm là 1,3 triệu người. Tăng 187,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ những người mất việc làm, mà ngay cả người lao động đang có việc cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra rằng, gần 19% được hỏi đều cho biết. Họ đã bị giảm lương tới 50%.
Đáng chú ý, nhóm đối tượng bị mất việc và giảm lương lại chủ yếu gồm người lao động có thu nhập thấp, công nhân viên, tiểu thương… Đây lại là khách hàng trọng tâm của các công ty tài chính tiêu dùng. Do đó, các công ty tài chính không tránh khỏi những ảnh hưởng.
Cơ cấu thời hạn trả nợ và hỗ trợ khách hàng
- Trong đó, Công ty tài chính Fe Credit đã có tới 400 nghìn khoản vay. Trị giá khoảng 2 nghìn tỷ đồng được hưởng lãi suất ưu đãi.
- Công ty Lotte Finance đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 468 khách hàng với dư nợ 13,9 tỷ đồng. Miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 467 khách hàng với dư nợ 10,9 tỷ đồng.
- Công ty Mirae Asset đã hỗ trợ miễn, giảm lãi cho 4.759 khách hàng với tổng số là 7,43 tỷ đồng. Hỗ trợ cho 1.430 khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay với tổng dư nợ là 45 tỷ đồng.
- Công ty SHB Finance hỗ trợ cho 3.995 khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ vay với tổng dư nợ được cơ cấu là 104 tỷ đồng.
- Công ty MB Shinsei hỗ trợ cho 18.493 khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ với tổng dư nợ đã được cơ cấu lại là hơn 381 tỷ đồng. Miễn giảm lãi cho 29.320 khách hàng với tổng dư nợ được miễn giảm lãi lũy kế là gần 486 tỷ đồng, …
Đề xuất giãn lộ trình giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt, sửa nội dung “thực hiện cam kết giải quyết khiếu nại với khách hàng”…
Ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh Covid-19
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều người lao động mất việc hoặc giảm thu nhập. Do đó dẫn đến nhiều khó khăn cho các công ty tài chính thời gian vừa qua. Ngoài ra, các công ty tài chính cho biết gặp một số vướng mắc từ cơ chế, chính sách. Chẳng hạn trong việc thực hiện Thông tư số 43/2016/TT-NHNN và Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi. Bổ sung Thông tư 43 về quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính và đưa ra một số đề xuất.
Cụ thể, các công ty tài chính đề nghị điều chỉnh các quy định, chỉ tiêu an toàn cho phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của Công ty tài chính tiêu dùng. Đặc biệt trong giai đoạn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19. Xem xét tỷ lệ nợ xấu định hướng riêng cho nhóm công ty tài chính. Theo trung bình các công ty tài chính tiêu dùng, phù hợp đặc thù ngành.
Đồng thời kịp thời hoàn thiện, bổ sung các văn bản hướng dẫn áp dụng công nghệ số. Hay chuyển đổi số như eKYC, định danh số, chữ ký số, chữ ký điện tử. Bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp đối với các giao dịch được thiết lập dưới hình thức chữ ký số, chữ ký điện tử. Hay hướng dẫn phương thức thanh toán qua ví điện tử…
Giải ngân trực tiếp hỗ trợ cho khách hàng
Ngoài ra, đề xuất điều chỉnh lộ trình giảm tỷ lệ tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính. Nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết thực của người dân. Hạn chế họ tìm đến “tín dụng đen” trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đồng thời, nhằm chuẩn bị các cơ sở cho hoạt động phục hồi sau đại dịch.
Tùy theo mức độ và tính chất của các khiếu nại từ phía khách hàng, tổ chức, công ty tài chính gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ kể từ khi tiếp nhận khiếu nại về số tiền cho vay, lãi suất, biện pháp đôn đốc. Hay thu hồi nợ theo quy định tại hợp đồng cho vay tiêu dùng. Do đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung “thực hiện cam kết giải quyết khiếu nại với khách hàng trong thời gian sớm nhất”.
Sửa đổi quy định về điểm giới thiệu dịch vụ
Ngoài ra, các CTTC cho rằng nên sửa đổi quy định về điểm giới thiệu dịch vụ. Cho phép các công ty tài chính mở các điểm giới thiệu dịch vụ để giới thiệu các sản phẩm. Dịch vụ đến khách hàng phù hợp với điều kiện, đặc thù hoạt động của Công ty tài chính.
Cho phép ký hợp đồng tại các điểm giới thiệu dịch vụ. Từ đó giúp các công ty tài chính giảm thiểu được thời gian xử lý hồ sơ. Thay vì phải thực hiện xử lý tập trung. Từ đó giúp khách hàng tiếp cận được với khoản vay một cách nhanh chóng. Và sẽ hạn chế khách hàng tìm đến nguồn tín dụng dụng đen. Cho phép hoạt động thu hồi nợ tại các điểm giới thiệu dịch vụ. Giúp cho các công ty tài chính chủ động triển khai các biện pháp đôn đốc. Có thể thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Để kịp thời qua đó hạn chế phát sinh nợ xấu mới.
Nới rộng phạm vi hoạt động của các công ty tài chính để đa dạng hóa dịch vụ. Nhằm tối ưu hóa các nguồn lực. Tăng doanh thu để từ đó kéo chi phí vốn, chi phí hoạt động xuống. Làm tiền đề để giảm lãi suất cho vay. Đồng thời có thể sử dụng data khách hàng từ các dịch vụ khác. Nhằm đánh giá năng lực tài chính cũng như hỗ trợ công tác thu hồi nợ.