Hiện nay việc đầu tư Bitcoin không còn là điều gì quá xa lạ đối với nhiều nhà đầu tư về các loại tiền điện tử hay còn gọi là tiền kỹ thuật số. Và Bitcoin chính là đồng tiền kỹ thuật số có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong vòng mười năm qua. Vì vậy nhiều người đã bắt đầu tìm hiểu về cách thức sử dụng và lưu thông của loại tiền kỹ thuật số này. Nhưng bên cạnh sự tăng trưởng của giá trị về tiền Bitcoin, thì giới đầu tư lại đặt vấn đề bảo mật lên vị trí quan tâm hàng đầu. Hãy cùng onairx.com tìm hiểu về những quy tắc giúp lưu trữ Bitcoin an toàn nhất nhé.
Bảo mật là vấn đề được các nhà đầu tư Bitcoin quan tâm nhất
Tự cất giữ, không giao dịch mạo hiểm, có kế hoạch bảo mật… Là những quy tắc để đầu tư Bitcoin an toàn. Các nhà đầu tư Bitcoin giỏi liên tục theo dõi sự tăng trưởng trong tài sản của họ trong thập kỷ qua. Nhưng sự tăng trưởng trong giá trị đồng tiền không phải là câu chuyện khiến họ chú ý nhất. Bảo mật đóng một vai trò quan trọng trong đầu tư tiền số.
Là một chuyên gia bảo mật, Jameson Lopp – đồng sáng lập của Casa. Một công ty lưu trữ Bitcoin, đã tổng hợp bộ quy tắc giúp các nhà đầu tư bảo vệ tốt Bitcoin. Các quy tắc này phù hợp với những cá nhân có số Bitcoin từ hàng trăm đến hàng nghìn USD. Không dành cho nhóm đổ hàng triệu USD vào đồng tiền này.
Tự cất giữ và không nên để Bitcoin trên các sàn giao dịch
Bitcoin là một tài sản có thể cất giữ được, giống như kim loại quý hoặc đồ sưu tầm. Thay vì sờ nắm như vàng, người ta sử dụng private key – một dạng mật mã phức tạp được thiết kế để cho phép truy cập vào chủ sở hữu hợp pháp của Bitcoin. Nếu có được mã này, ai cũng có thể chi tiêu lượng Bitcoin đó bất kỳ lúc nào.
Hầu hết người mua Bitcoin đều từ sàn giao dịch. Điều này khá thuận tiện vì chỉ cần để chúng ở đó, như bỏ tiền vào ví. Nhưng đổi lại, sàn giao dịch sẽ giữ các private key, điều này khiến tài sản của chủ sở hữu gặp rủi ro và nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Sàn giao dịch có thể bị tấn công, chiếm giữ hoặc vì bất kỳ lý do nào mà sàn không còn một đồng Bitcoin.
Những mối đe dọa này nghe có vẻ lý thuyết. Nhưng chúng đã trở thành một chủ đề lặp đi lặp lại trong suốt lịch sử của Bitcoin. Vào năm 2014, sàn giao dịch MTGOX thông báo 850.000 Bitcoin đã biến mất và có thể bị đánh cắp. Sàn này đã nộp đơn phá sản, dẫn đến một mớ hỗn độn pháp lý kéo dài cho đến ngày nay. MTGOX xử lý hầu hết giao dịch Bitcoin vào thời điểm đó và các nhà đầu tư đời đầu đều nhớ như in cách họ mất tiền vô cớ ra sao.
Nhưng đây không phải là trường hợp hi hữu. Kể từ năm 2014, công ty của Jameson Lopp đã chứng kiến hàng chục sàn giao dịch khác bị thiệt hại nghiêm trọng. Bởi các cuộc tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài.
Đừng mạo hiểm không cần thiết là quy tắc cần thiết khi đầu tư Bitcoin
Trong giới tài chính Mỹ có một câu nói rằng: Bạn chỉ cần giàu lên một lần duy nhất. Khi các nhà đầu tư tích lũy được của cải đáng kể, làm thay đổi cuộc đời. Khả năng chấp nhận rủi ro của họ thay đổi và họ có xu hướng chuyển tư duy từ tích lũy sang bảo toàn tài sản. Điều này đặc biệt đúng với các nhà đầu tư có lượng Bitcoin nắm giữ đáng kể. Giao dịch hoặc cho vay khiến Bitcoin của nhà đầu tư gặp rủi ro. Và phần thưởng không phải lúc nào cũng xứng đáng với rủi ro đó.
Với xu hướng tăng giá ngày nay, việc mua lại các Bitcoin bị mất ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nếu nhà đầu tư lạc quan về Bitcoin như một kho lưu trữ tài sản. Hoặc thậm chí là một hàng rào lạm phát, họ chỉ có thể mong đợi gặt hái được những phần thưởng đó nếu luôn nắm giữ tiền của mình. Bất cứ điều gì khác đều có rủi ro.
Các sàn giao dịch vẫn có nguy cơ cao bị tấn công
Con người có những thành kiến trong nhận thức. Và những thành kiến này đôi khi khiến chúng ta lo lắng quá mức cho một mối đe dọa nào đó. Mà bỏ qua những mối đe dọa khác có thể xảy ra. Bitcoin là tiền kỹ thuật số, các nhà đầu tư siêu ý thức về rủi ro bị hack thiết bị cá nhân. Rủi ro đó có thể khiến họ muốn cất giữ tiền trên một sàn giao dịch. Vì ít nhiều chúng được bảo vệ bởi các chuyên gia bảo mật. Tuy nhiên những sàn này vẫn có nguy cơ bị tấn công vì đây là nơi giữ tiền cho nhiều người.
Trên thực tế, các nhà đầu tư Bitcoin có nhiều khả năng bị mất tiền. Do lỗi của chính bản thân hơn là tác nhân bên ngoài. Trộm một ví tiền rất khó nhưng để ví sai chỗ lại dễ dàng. Điều tương tự cũng xảy ra với tiền tiền số. Những mối đe dọa trên có thể được giảm thiểu bằng cách lập kế hoạch dự phòng, sao lưu và thậm chí là thừa kế.
Nên xem xét các kế hoạch bảo mật và dự phòng từ mọi góc độ
Những nhà đầu tư lớn thường sợ mắc sai lầm đến mức, họ chuyển tiền của mình sang các dịch vụ kho tiền lưu trữ private key bên trong các địa đạo, theo đúng nghĩa đen. Nhưng làm như vậy, họ không thực sự bảo vệ mình khỏi tất cả mối đe dọa. Chỉ đơn giản là giao rủi ro cho người khác quản lý.
Nếu một lượng đáng kể tài sản của nhà đầu tư là Bitcoin. Họ muốn được bảo vệ khỏi mọi mối đe dọa mà bản thân có thể nhận ra và cả những mối đe dọa không lường trước. Muốn thế, cần xem xét các kế hoạch bảo mật và dự phòng từ mọi góc độ. Bao gồm cả sự quản lý yếu kém của chính bản thân.
Đơn giản hóa mọi việc củng củng là quy tắc bảo mật khi đầu tư Bitcoin
Jameson Lopp cho rằng, khi một nhà đầu tư đã hiểu tất cả mối đe dọa tiềm ẩn đối với Bitcoin. Họ thường có xu hướng áp dụng một kế hoạch bảo mật phức tạp. Nhưng đây lại là một cái bẫy khác. Sự phức tạp là kẻ thù của bảo mật. Nó có thể mang lại cảm giác “ngụy an toàn”, đồng thời làm tăng tính rủi ro. Khi thực hiện các thủ tục cần thiết để lấy lại quyền truy cập hoặc chuyển quyền sở hữu Bitcoin.
Ví dụ, một nhà đầu tư chia Bitcoin của họ thành 10 mã khóa độc nhất với các mô hình lưu trữ khác nhau được đặt tại nhiều khu vực. Cách bảo mật này không làm giảm nguy cơ xảy ra một sự kiện thảm khốc. Làm xóa sổ tất cả tài sản, nhưng nó làm tăng đáng kể nguy cơ mất Bitcoin vào một thời điểm nào đó. Vì quên mật khẩu, thiếu giấy tờ chứng thực, công ty quản lý phá sản…
“Chủ quyền với Bitcoin là duy trì quyền kiểm soát tài sản của bạn. Không có nghĩa là khiến cho tài sản của bạn không thể tiếp cận”. Ông lưu ý rằng, một tài sản an toàn là một tài sản có thể sử dụng được.
Việc Bitcoin bị mất chủ yếu do người dùng bị mất khóa riêng tư. Các hacker thường nhắm đến điểm yếu này. Họ sẽ xâm nhập hệ thống dữ liệu của người dùng. Và ăn cắp khóa riêng tư đó, sau đó sẽ dùng nó để chuyển Bitcoin về tài khoản của họ.