Theo kết quả giao dịch của thị trường chứng khoán phái sinh thì hợp đồng phái sinh đang đến ngày đáo hạn và có những biến động bất ngờ, rủi ro khá cao, những điều này dự kiến sẽ thu hút vô số nhà đầu tư. Ngoài ra, hoạt động bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Trong phiên giao dịch ngày thứ sáu vừa qua, VN30-Index chạm điểm trung bình và có xu hướng tích cực. Dưới đây là những thông tin chi tiết về tình hình thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh.
Áp lực bán của dòng tiền ngoại trên thị trường châu Á
Hành động bán ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên quen thuộc; đối với nhà đầu tư Việt Nam. Gần đây, khối ngoại tập trung bán ròng các mã trong rổ VN30; kèm theo đó là liên tục bán hợp đồng phái sinh chỉ số này, kỳ hạn 1 tháng (VN30F1M, cụ thể là mã VN30F2108).
Không riêng Việt Nam; xu hướng của dòng tiền ngoại liên tục rút khỏi các thị trường châu Á; và chảy trở lại thị trường Mỹ. Bức tranh tương phản về xu hướng của các chỉ số thể hiện rõ điều này: trong khi S&P500 của Mỹ liên tục lập đỉnh mới thì chứng khoán Trung Quốc “ngụp lặn”; trong xu hướng điều chỉnh trung – dài hạn. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc – “thành trì”; cuối cùng của thị trường châu Á – cũng sập gãy khỏi nền giá trung hạn và bước vào pha điều chỉnh.
Dự báo, xu hướng bán ròng của khối ngoại sẽ tiếp diễn trong tuần này; bởi chỉ số US Dollar Index (DXY) đang có dấu hiệu hồi phục, có thể vượt qua mức cản 93,5 điểm.
VN30-Index gặp khó khăn ở vùng kháng cự trong ngày đáo hạn
Chỉ số vừa có phiên giao dịch “thứ Sáu ngày 13” đầy kịch tính. VN30-Index chạm đường trung bình 50 ngày và bật tăng 20 điểm trong những phút cuối phiên chiều; đồng thời đóng cửa cao nhất ngày, bất chấp các thông tin tiêu cực liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19.
VN30-Index phản ứng tại vùng hỗ trợ; giúp đà điều chỉnh ngắn hạn của thị trường phái sinh được chặn đứng. Tâm lý nhà đầu tư cải thiện giúp các rủi ro về mặt thông tin trong hai ngày cuối tuần; được giảm thiểu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa thị trường đã vượt qua các khó khăn.
Một lần nữa, chỉ số lại áp sát vùng kháng cự 1.500 điểm trong tuần đáo hạn của VN30F1M; nhóm ngân hàng thiếu khả năng dẫn dắt khiến xác suất bứt phá của thị trường vẫn là dấu hỏi. Do đó, chiến lược phù hợp vẫn là giao dịch trong biên độ kháng cự – hỗ trợ; tránh mua – bán đuổi.
Chú ý viền cổ mẫu hình đảo chiều
Điểm đáng chú nhất của dòng tiền trên thị trường phái sinh; là số lượng hợp đồng giữ qua đêm cao gần 40.000 hợp đồng. Đây là con số vượt xa so với 6 kỳ đáo hạn gần nhất; hứa hẹn sẽ có một tuần giao dịch biến động nhưng hấp dẫn.
VN30F1M đang dao động trong biên độ, xu hướng ngắn hạn chưa được hình thành rõ nét; nên nhà đầu tư chưa mở vị thế với chiến lược “giao dịch theo xu hướng”; và duy trì tỷ trọng giao dịch khoảng 50% so với sức mua tối đa.
Đối với chiến lược “giao dịch ngắn hạn”; chiến lược giao dịch trong biên độ kỳ vọng tiếp tục mang lại hiệu quả.
Mua khi giá điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ gần nhất (lúc này là viền cổ của mẫu hình đảo chiều tại 1.450 điểm); cắt lỗ nếu giá xuyên thủng 1.430 điểm. Ngược lại, canh chốt lời nếu giá áp sát vùng đỉnh ngắn hạn 1.500 điểm; nhất là khi chênh lệch giữa VN30F1M và VN30-Index chuyển sang dương.
Diễn biến thị trường trong phiên đáo hạn
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 13/08/2021. VN30F2108 (F2108) tăng 0,53%, đạt 1.485 điểm; VN30F2109 (F2109) tăng 0,34%, đạt 1.481 điểm; hợp đồng VN30F2112 (F2112) tăng 0,24%, đạt 1.480,10 điểm; hợp đồng VN30F2203 (F2203) tăng 0,56%, còn 1.479,40 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1.484,25 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh giảm lần lượt 1,06% và 1,97%; so với phiên ngày 12/08/2021. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2108 giảm 1,12% với 270.677 hợp đồng được khớp lệnh. Hợp đồng F2109 đạt 778 hợp đồng, tăng 35,78%.
Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp; với tổng khối lượng bán ròng tiếp tục tăng mạnh và đạt 2.248 hợp đồng.
Tiếp nối đà tăng tuần trước, hợp đồng F2108 tăng điểm ấn tượng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tuy nhiên, sự trở lại của bên bán đã khiến giá hợp đồng lao dốc nhanh chóng. Nhưng hợp đồng đã đảo chiều mạnh mẽ vào cuối phiên giao dịch cuối tuần. Kết tuần, hợp đồng F2108 có tuần thứ 3 liên tiếp tăng điểm.
Kết phiên, basis hợp đồng VN30F2108 mở rộng và đạt giá trị 0,75 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang dần lạc quan về triển vọng của VN30-Index.